Công tắc hành trình là một thiết bị rất quen thuộc trong dây chuyền sản xuất cũng như ứng dụng vào các công trình dân dụng. Ví dụ như là dùng để đóng mở mạch điện an toàn trong thang máy. Vậy thì bạn đã biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại sản phẩm này như thế nào chưa? Cùng tìm hiểu về loại công tắc này qua bài viết dưới đây để có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích trong việc chọn mua thiết bị này nhé!

Cấu tạo của công tắc giới hạn hành trình như thế nào?

Công tắc hành trình
Công tắc có vai trò giới hạn hành trình của một bộ phận đang chuyển động

Công tắc hành trình được xem là một loại công tắc dùng để giới hạn lại hành trình của một bộ phận đang chuyển động. Cấu tạo của nó giống với công tắc điện bình thường nhưng được trang bị thêm một cần gạt để làm các bộ phận chuyển động tác động vào sẽ thay đổi trạng thái tiếp điểm bên trong nó. Ví dụ, nếu tác động công tắc thì bộ phận sẽ lập tức dừng ngay tại vị trí đó.

Vậy nên, cấu tạo của công tắc này như sau:

  • Cần tác động ở bên ngoài, bên trong có 3 chân và 1 relay đóng ngắt
  • Chân COM để cấp nguồn
  • Chân giữa đóng và thường sẽ mở khi ấn nút 
  • Chân phải mở và thường sẽ đóng khi ấn nút.

Nguyên lý vận hành của công tắc hành trình

Công tắc hành trình
Mỗi công tắc đều có 3 chân, 2 tiếp điểm động và 1 tiếp điểm tĩnh

Công tắc hành trình dùng để đóng mở mạch điện trong lưới điện hạ áp. Tác dụng của nó cũng giống như nút ấn, chỉ khác thay vì ấn bằng tay thì loại này sẽ tương tác với bộ điều khiển và relay để làm thay đổi hướng dòng điện đi vào thiết bị điện. Do vậy, nó có nguyên lý hoạt động như sau:

Trong công tắc giới hạn hành trình có 3 chân, khí đóng mở mạch điện sẽ làm hở các tiếp điểm. Khi đó, có thể nối công tắc với 2 thiết bị điện, đóng thiết bị này thì sẽ mở thiết bị kia. Hoặc có thể dùng với 1 thiết bị thì có tác dụng đóng/ngắt. Ở điều kiện bình thường, tiếp điểm giữa chân COM và chân giữa sẽ được đấu lại với nhau. Khi có lực tác động lên cần gạt thì tiếp điểm giữa chân COM và chân giữa sẽ hở rồi chuyển qua chân COM và chân phải.

Phân loại công tắc hành trình

Công tắc kiểu nút nhấn

Công tắc hành trình
Công tắc kiểu nút nhấn có một nút nhấn ở trên đầu công tắc

Công tắc hành trình kiểu nút nhấn có đặc điểm nhận dạng là 1 nút nhấn gắn ở đầu công tắc. Ngoài ra, có thể thấy đầu và vỏ ngoài của thiết bị được làm từ kim loại nên có thể chịu được các tác động vật lý lớn. Thông thường, công tắc này vẫn có 3 chân và các chân đó là các tiếp điểm.

Trong công tắc loại này có 2 loại tiếp điểm:

  • Tiếp điểm động được nối liền với nút nhấn và trục
  • Tiếp điểm tĩnh nằm ở 3 chân và giữ nguyên vị trí không thay đổi.

Khi ấn nút, tiếp điểm động sẽ sụt từ chân này xuống chân kia để đóng mạch điện chạy tới thiết bị. Và loại này dùng cho các hành trình khoảng 10mm là phù hợp.

Công tắc hành trình kiểu tế vi

Công tắc hành trình
Công tắc kiểu tế vi thích hợp dùng cho các hành trình cần độ chính xác cao

Công tắc kiểu tế vi thích hợp dùng cho các hành trình cần độ chính xác cao từ 0,3mm đến 0.7mm. Cấu tạo của nó cũng giống loại nút nhấn gồm vỏ bọc bằng kim loại chịu va đập, 2 tiếp điểm tĩnh và 1 tiếp điểm động. 

Tiếp điểm động sẽ gắn vào trên đầu cùng của lò xo lá. Khi bấm nút công tắc sẽ làm lò xo biến dạng và bật xuống dưới. Tiếp theo, tiếp điểm động trên lò xo chạm vào tiếp điểm tĩnh thường đóng làm mạch điện kín, thiết bị điện hoạt động. 

Khi thả nút công tắc ra, lò xo lá và tiếp điểm động sẽ trở về vị trí ban đầu. Nhờ đó, mà dẫn đến mạch hở, thiết bị điện dừng ngay tại điểm hành trình.

Công tắc hành trình kiểu đòn

Công tắc hành trình
Công tắc kiểu đòn cho các loại hành trình dài và cần chuyển đổi

Công tắc kiểu đòn thường được ứng dụng cho các loại hành trình dài và cần chuyển đổi. Cấu tạo của loại công tắc này cũng phức tạp hơn 2 loại trên gồm các bộ phận như sau:

  • Con lăn
  • Đòn
  • Lò xo
  • Then khóa
  • Tiếp điểm tĩnh
  • Tiếp điểm động
  • Đĩa quay.

Khi có lực tác động vào con lăn gắn trên cần gạt, con lăn sẽ lòi ra ngoài vỏ và làm quay đòn quay và bộ phận đĩa quay. Các tiếp điểm gắn với 1 trục bên trong kết nối với đĩa quay là tiếp điểm động. Các tiếp điểm tĩnh sẽ được gắn với vỏ cách điện và kết nối với dây dẫn ra thiết bị bên ngoài. Khi đĩa quay thì trục cũng quay, các tiếp điểm động trên trục tiếp xúc với các tiếp điểm tĩnh và gây ra hiện tượng đóng ngắt các mạch điện.

Hy vọng qua bài viết này, khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn trong việc chọn lựa công tắc hành trình phù hợp cho thang máy nhà mình. Quý khách cần tư vấn thêm về thiết bị hay cần báo giá chi tiết hơn, xin liên hệ về hệ thống PHỐ Thang Máy qua số Hotline 0971 688 389 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!